Trong bất kể doanh nghiệp nào, HR chính là những người nắm giữ những bí mật mà không một nhân sự nào có thể biết được thông tin, đặc biệt về vấn đề vô cùng nhạy cảm - Sa thải nhân sự.

Lý do chính xác nhân sự bị sa thải là gì?

“Tại sao tôi bị sa thải?” là phản ứng đầu tiên khi nhân sự nhận được thông báo của HR.

Thông thường, với những trường hợp này bạn sẽ nhận được câu trả lời vô cùng khách sáo và mang tính chất “văn mẫu”. Dù ngày thường bạn rất thân thiết với HR tuy nhiên họ cũng không thể giúp được gì với bạn trong trường hợp này. Bởi người ra quyết định sa thải là cấp trên trực tiếp của bạn, còn HR chỉ là người đưa tin.

Mấy ngày nay, trên cộng đồng tuyển dụng có một tình huống đang cần tư vấn như sau: “Tôi là HR và chơi thân với một bạn trong phòng Marketing. Tuy nhiên, tôi mới nhận được thông báo bạn thôi bị sa thải và cần đăng tin tuyển dụng thay vị trí đó. Tôi phải làm sao bây giờ?”

Vô cùng dễ hiểu với tâm lý của bạn HR, khi phải thông báo trực tiếp tới bạn mình quyết định sa thải và phải đăng tuyển dụng vị trí thay bạn mình. Dù muốn hay không, chắc chắn bạn HR sẽ không nói chính xác lý do bạn mình bị sa thải là gì, bởi giữa họ là tình bạn, tình đồng nghiệp và hơn hết HR muốn giữ một chút “tôn nghiêm” cuối cùng cho bạn. Chính vì vậy, bạn chắc chắn sẽ không nhận được lý do chính xác bạn bị sa thải là gì, thay vào đó là những lý do có vẻ cao siêu nhằm xoa dịu cảm xúc.

Doanh nghiệp không sa thải một cách tuỳ tiện

Đối với những công ty đang phát triển và hoạt động bình thường, việc sa thải nhân sự thường sẽ không xảy ra. Không một người lãnh đạo nào sa thải nhân viên của mình một cách ngẫu nhiên và tuỳ tiện. Thông thường, quyết định sa thải được đề ra và suy xét một thời gian dài dựa trên hoàn cảnh thực tiễn của công ty.

Việc sa thải bất kỳ nhân sự nào cũng dựa trên 4 yếu tố:

Chia tay trong hoà bình là lựa chọn khôn ngoan

Quyết định sa thải không phải là do HR, HR chỉ là phương tiện thông báo. Chính vì vậy những nhân sự “giữ được cái đầu lạnh” và không làm khó HR sẽ là người được HR lưu tâm và hỗ trợ khi cần thiết.

Ngược lại, những nhân sự cảm thấy bất công và trút giận lên HR, gây rối khiến công việc trở nên khó khăn khiến HR cảm thấy phiền phức; họ sẽ chỉ thực hiện đúng trách nhiệm của mình và không đưa cho bạn lời khuyên.

Ngay cả khi không nhận được sự giúp đỡ thì chúng ta cũng nên tôn trọng HR, tôn trọng công việc của họ. Có như vậy thì lần sau gặp gỡ sẽ không có tình huống ngại ngùng nào xảy ra, bởi dù sao thì một khi bạn còn hoạt động trong một ngành tương tự ngành cũ thì khả năng chạm mặt những đồng nghiệp cũ là không hề ít.

Dù ở bất cứ điều bí mật nào, bạn đều cần học cách chấp nhận và đối mặt với hoàn cảnh thực tế. Tất nhiên, khi bước chân vào môi trường mới, bạn nên làm thân với HR để dễ dàng “trôi” trong nhiều công việc khác nhau.