“ĐÁNH GIÁ THỬ VIỆC” VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
Đánh giá thử việc được coi là việc quan trọng và bắt buộc phải thực hiện khi hết thời gian thỏa thuận ban đầu. Đây không chỉ là kết quả đánh giá doanh nghiệp đối với nhân sự mà còn nhà sự nhìn nhận của nhân sự đối với doanh nghiệp. Nếu như một trong 2 bên cảm thấy không phù hợp đều có thể dừng việc đồng hành.
1 - Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá thử việc
Khi tuyển nhân sự mới, doanh nghiệp đều đưa ra thỏa thuận thử việc từ 1 - 2 tháng để làm quen với văn hoá công ty, thể hiện năng lực và chuyên môn. Sau khi kết thúc thời gian thử việc, doanh nghiệp sẽ đưa ra mẫu đánh giá thử việc của cá nhân gửi đến Ban Lãnh Đạo. Đó chính là cơ sở để doanh nghiệp có tiếp tục ký hợp đồng chính thức với người lao động hay không.
2 - Các tiêu chí đánh giá thử việc ứng viên cần chú ý để vượt qua thời gian thử việc
- Kiến thức và năng lực chuyên môn
Kiến thức và năng lực chuyên môn là một phần quan trọng trong việc đánh giá nhân sự thử việc. Đây là thời điểm để chứng minh những điều bạn viết trong CV là trung thực và chính xác. Đặc biệt, nếu như bạn thể hiện tốt hơn những gì trong CV thì đó chính là điểm cộng giúp bạn có thể pass qua thời gian thử việc.
- Kỹ năng làm việc
Kỹ năng là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc. Với từng vị trí khác nhau sẽ có những yêu cầu riêng biệt phù hợp như: giao tiếp, đàm phán, giải quyết tình huống… Do đó, trong thời gian thử việc, bạn cần phải show hết những kỹ năng mình đã có, từ đó có thể thực hiện công việc một cách trơn tru.
Có hai kỹ năng luôn được nhà tuyển dụng quan sát và dành nhiều sự quan tâm nhất, chính là: Kỹ năng làm việc nhóm & kỹ năng hoàn thành công việc.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng giao tiếp, trao đổi công việc của bạn với đồng nghiệp, cấp trên hay phòng ban khác. Những đề xuất của bạn có giúp giải quyết công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng? Từ đó, sẽ đưa ra nhận xét bạn có phù hợp với văn hoá công ty hay không.
- Kỹ năng hoàn thành công việc: Kỹ năng này sẽ dựa trên 2 tiêu chí để đánh giá: chất lượng hoàn thành và thời gian hoàn thành công việc. Nếu như bạn hoàn thành trước hạn với chất lượng tuyệt vời thì đó cũng là điểm cộng mà khi doanh nghiệp đánh giá.
- Phẩm chất, thái độ làm việc
Nhiều doanh nghiệp đã trả lời rằng: Thái độ và phẩm chất là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá nhân sự. Chuyên môn nghiệp vụ chưa tốt có thể học tập và trau dồi, nhưng thái độ và phẩm chất không tốt dù giỏi đến đâu doanh nghiệp cũng sẽ đánh trượt. Nhân sự với thái độ lịch sự, đúng đắn, trách nghiệm và nghiêm túc… chắc chắn sẽ nhận được sự tin yêu từ cấp trên và đồng nghiệp.
3 - Cách thức đánh giá thử việc nhân viên mới của sếp trực tiếp hoặc HR
- Đánh giá kết quả đạt được
Kết quả công việc chính là thước đo rõ nét nhất năng lực của mọi nhân sự, đặc biệt là nhân sự mới vừa kết thúc thử việc. Để đảm bảo tính khách quan và công bằng, người quản lý cần liệt kê những đầu công việc nhân sự đã hoàn thành; tổng hợp và đưa ra nhận xét về những kết quả trên. Biểu dương nếu nhân sự đạt và vượt chỉ tiêu; khích lệ nếu như nhân sự còn mắc một số lỗi nhỏ.
Ngoài ra, người quản lý cũng cần ghi nhận tinh thần ham học hỏi, tham gia đầy đủ các hoạt động của doanh nghiệp: Party, vui chơi, bồi dưỡng, sự kiện khác…
- Xem xét điểm hạn chế của nhân viên
Như đã đề cập ở trên, người quản lý cần chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của nhân sự mới. Là cấp trên, bạn cần đưa ra những lời khuyên để nhân sự có thể rút kinh nghiệm từ những lỗi của mình. Trong trường hợp, đã được nhắc nhở quá nhiều nhưng không có dấu hiệu cải thiện hay thay đổi, đó chính là dấu hiệu nhân sự không phù hợp với doanh nghiệp.
- Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân viên
Là nhà quản lý, cần biết rõ nhân viên mong muốn điều gì trong quá trình làm việc, môi trường doanh nghiệp như thế nào. Từ đó, có thể đáp ứng được những nhu cầu nằm trong khuôn khổ, giúp nhân viên có tư tưởng thoải mái hơn trong quá trình gắn bó với công ty.
- Định hướng phát triển điểm mạnh của nhân viên
Mỗi nhân sự đều có những điểm mạnh - yếu khác nhau. Nhà quản lý cần phải chỉ ra được những điểm mạnh của nhân sự và định hướng giúp họ phát huy, góp phần nâng cao hiệu quả trong công việc. Tuy nhiên, cũng cần hỏi ý kiến của nhân sự xem họ có muốn được phát triển theo con đường mà công ty đã vạch ra hay không? Nếu như nhân sự và doanh nghiệp không có tiếng nói chung, đó cũng chính là dấu hiệu của việc không đi đến ký kết hợp đồng chính thức.
Đánh giá thử việc là bước vô cùng quan trọng trước khi đi đến ký kết hợp đồng chính thức. Nếu như thực hiện tốt việc đánh giá thử việc cả doanh nghiệp và nhân sự đều tiết kiệm được thời gian và công sức, giảm thiểu rủi ro trong quá trình tuyển dụng. Với những thông tin hữu ích mà MARCOM JOB chia sẻ, mong rằng doanh nghiệp sẽ có cái nhìn khác về việc đánh giá nhân sự thử việc, giúp cho quá trình thử việc diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.